Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Danh sách các loại vitamin cần có trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Vitamin là một trong những nhóm dưỡng chất bắt buộc cần có trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhằm đảm bảo sự phát triển của bé được hoàn hảo nhất, đầy đủ nhất. Có rất nhiều nhóm vitamin khác nhau và mỗi nhóm lại có một vai trò quan trọng riêng biệt khác nhau. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và duy nhất, đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vitamin cần thiết. Nhưng khi bé lớn hơn, ngoài sữa mẹ thì bé cần phải bổ sung các loại thực phẩm khác mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Định nghĩa về vitamin:

Được biết đến là một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng giúp trẻ thông minh và khỏe mạnh, vitamin được định nghĩa như sau:

-      Là nhóm các hợp chất hữu cơ có cấu tạo hóa học, tính chất hóa học, vật lý khác nhau và đều cần thiết cho hoạt động sống hàng ngày của cơ thể.

-      Có khoản hơn 30 loại vitamin đã được tìm ra và nghiên cứu.

-      Vitamin được chia làm 2 nhóm khi dựa vào tính tan:
+ Nhóm vitamin tan trong chất béo: A, D, K,… Đặc điểm chính là tan được trong chất béo, được tích trữ lâu hơn, tham gia vào quá trình cấu trúc các mô và tế bào.
+ Nhóm vitamin tan trong nước: C, B. Đặc điểm chính là tan trong nước, tham gia vào quá trình giải phóng năng lượng.

Các loại vitamin cơ bản:

Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin, tuy nhiên dưới đây là những vitamin nhất thiết không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ.
-      Vitamin A:
+ Tồn tại ở 3 dạng cơ bản: beta caroten; retinol; carotenoid.
+ Là chất cần thiết cho sự hoàn thiện chức năng thị giác, bảo vệ trẻ tránh các chứng bệnh liên quan về mắt.
+ Kích thích sự phát triển của của mô sừng và tế bào da.
+ Vitamin A còn giúp hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ, ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh, đặc biệt là ung thư.
+ Nguồn vitamin A tốt cho trẻ: sữa mẹ, dầu thực vật, bơ, sữa, cá, thịt, gan, rau xanh, dầu cá.

-      Vitamin B:
+ Bao gồm các loại: vitamin B1, B2, B12, niacin, pantothenic, pyridoxine, biotin
+ Hỗ trợ trong quá trình chuyển hóa chất béo, đường, protein.
+ Các nguồn vitamin B tốt nhất: thịt, trứng, sữa, các loại đậu, rau xanh, gan,…

-      Vitamin C:
+ Có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương, răng, mạch máu, dây chằng; chống lại vi khuẩn, chống thiếu máu và các bệnh vì nhiệt.
+ Nguồn vitamin C tốt nhất cho trẻ: rau xanh, trái cây.

-      Vitamin D:
+ Là thành phần quan trong trong quá trình hình thành và phát triển của hệ xương, điều hòa và chuyển hóa canxi.
+ Vitamin D là một loại chất sản sinh nội tại, có trong cơ thể trẻ lúc mới sinh, tuy nhiên rất ít, thêm vào đó, loại vitamin này rất ít trong các loại thực phẩm. Vì vậy, để đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ thì biện pháp tốt nhất là tắm nắng thường xuyên (nắng sáng sớm khoàng từ 6 – 8h; nắng sau 4h chiều) và uống bổ sung viên vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.

-      Vitamin E:
+ Là loại vitamin cực tốt cho phổi và hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả hơn.
+ Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E: rau, các loại đậu, lòng đỏ trwungs, thịt, dầu thực vật.

-      Vitamin K:
+ Là loại vitamin ít được nhắc đến nhưng có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sống của trẻ. Là yếu tố quan trọng đối quá trình đông máu, đồng thời hỗ trợ cơ thể hấp thụ các loại vitamin khác.
+ Trẻ nhất thiết phải được tiêm vitamin K ngay khi vừa được sinh ra đời vì cơ thể bé vẫn chưa thể tự sản sinh loại vitamin này.
+ Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K: củ cải, cải bẹ xanh, cải bó xôi, gan, súp lơ,…

Các loại vitamin đóng vài trò hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động sống của trẻ. Đối với trẻ nhỏ, việc bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng giúp trẻ thông minh là điều cần thiết, nhưng trước đó cần phải đảm bảo bé có điều kiện phát triển thật khỏe mạnh.

Mách nhỏ thêm cho các bà mẹ có con nhỏ từ 6 đến 12 tháng tuổi có thể bổ sung thêm dưỡng chất cho bé bằng sản phẩm dinh dưỡng Enfamil 2 của Mead Johnson. Enfamil 2 rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Mỹ Liên

Cung cấp hợp lý dinh dưỡng cho trẻ giúp bé tiêu hóa tốt

Nhằm giúp trẻ mạnh khỏe, linh hoạt, phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần thì các mẹ phải đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý, đầy đủ là điều vô cùng quan trọng. Nhưng khi bé còn non tháng, hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, do đó các mẹ cần chú ý đặc biệt hơn nữa để thiết lập chế độ dinh dưỡng thích hợp.



Cung cấp dinh dưỡng giúp trẻ tiêu hóa tốt 

Những nguyên nhân gây kém tiêu hóa và hấp thu ở trẻ

- Thời điểm cung cấp dinh dưỡng cho trẻ bằng thức ăn, bột còn quá sớm. Khi đó, hệ tiêu hóa cũng như các men tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện để tiêu hóa các thức ăn ngoài sữa, dẫn tới tổn thương và rối loạn sự tiêu hóa – hấp thu thức ăn của trẻ tại thời điểm đó cũng như sau này.

- Chế biến thức ăn không phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Đối với trẻ nhỏ, thức ăn cần phải được chế biến dưới dạng bột, cháo, băm nhỏ, ninh nhừ để trẻ dễ tiêu hóa – hấp thu và tránh gây tổn thương cho hệ tiêu hóa của trẻ.


Chế biến thức ăn phù hợp cho trẻ

- Trẻ mắc các bệnh lý cấp tính như viêm đường hô hấp, viêm tai, các nhiễm trùng đường ruột… hoặc các rối loạn sinh lý như mọc răng, tiêm chủng cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở trẻ. Do khi mắc các bệnh này, trẻ thường bị sốt và sốt cao sẽ gây giảm tiết, bất hoạt hoặc làm giảm hoạt động của các men tiêu hóa cũng như giảm nhu của động ruột, do đó, làm giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu.

- Các nguyên nhân khác gây giảm men tiêu hóa đường ruột, giảm nhu động ruột, táo bón đều dẫn tới làm giảm quá trình tiêu hóa của trẻ dẫn tới giảm hấp thu các chất dinh dưỡng.

Cần làm gì để giúp trẻ tiêu hóa – hấp thu tốt hơn

Dù vì lý do gì thì cũng cần hỗ trợ trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt thức ăn. Chúng ta cần phải chú ý tới vấn đề dinh dưỡng cho trẻ hợp lý và một số vấn đề liên quan như sau:

- Đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ. Phải cân đối giữa các chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu mang thai.

- Đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa… để tế bào ruột sinh sản và phát triển khỏe mạnh (chất đạm, vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, vitamin A…) để tiêu hóa và hấp thu tốt.

- Thời điểm cho trẻ ăn bổ sung hợp lý. Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày) để đảm bảo trẻ có thể tiêu hóa các thức ăn khác ngoài sữa và không gây tổn thương đường tiêu hóa cũng như rối loạn sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ sau này.

- Nếu vì lý do nào đó, trẻ phải uống sữa công thức thay thế thì cần chú ý đến các thành phần giúp hỗ trợ cho sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Các loại sữa thích hợp cho trẻ như sữa Gentle Care A+cho trẻ mắc các vấn đề về tiêu hóa, sữa Nutramigen cho trẻ dị ứng đạm sữa bò, sữa Pregestimil cho trẻ bị dị ứng tiêu hóa kém hấp thu.

- Chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Không cho trẻ ăn thức ăn cần phải nhai khi trẻ chưa có đủ răng, vì động tác nuốt mà chưa nhai kỹ làm cho hệ tiêu hóa dưới phải làm việc nhiều và nặng hơn, có thể làm “mệt” dẫn đến hệ tiêu hóa… “đình công”, giảm tiết men và giảm cả nhu động ruột.

- Điều trị bệnh triệt để khi trẻ mắc bệnh và phòng ngừa bệnh chủ động bằng tiêm chủng. Đặc biệt, cần đảm bảo chế độ ăn hợp lý khi trẻ bị bệnh: không ép trẻ ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn tối đa số lượng trẻ có thể chấp nhận được. Thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu. Cho trẻ ăn phục hồi sau giai đoạn bệnh.



Mỹ Liên

Dinh dưỡng cho mẹ cũng là dinh dưỡng cho bé

Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bằng nguồn sữa mẹ là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với những trẻ có độ tuổi dưới 6 tháng. Sữa mẹ không chỉ chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé mà còn cung cấp các kháng thể hỗ trợ và tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch non nớt của bé làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Sữa mẹ được chứng minh là nguồn dinh dưỡng hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ với đầy đủ các nhóm chất: đạm, béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, các vi chất có trong sữa mẹ luôn đảm bảo một lượng vừa đủ cho trẻ hấp thụ và phát triển một cách tốt nhất.

Hàm lượng dưỡng chất có trong sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho trẻ tốt nhất
Các vi chất có trong sữa mẹ

Hiện nay tình trạng thiếu chất xảy ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ, việc này ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển bình thường và có thể gây rối loạn chức năng một số cơ quan. Việc bú mẹ sẽ đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ thông minh và phát triển một cách toàn diện, khỏe mạnh.

-      Trong sữa mẹ có chứa vừa đủ hàm lượng canxi cần thiết, dễ hấp thụ cộng với photpho và vitamin D giúp bé hạn chế nguy cơ mắc bệnh còi xương.

-      Trẻ sơ sinh dự trữ vitamin A ở gan và hàm lượng thì phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng lúc mang thai của mẹ. Khi ra đời, trẻ cần được bổ sung vitamin A nhiều hơn, đối với trẻ dưới 1 tuổi thì nhu cầu về vitamin A dao động trong khoảng 350 – 500 mcg / ngày. Mặt khác, trong sữa mẹ có chứa vitamin A với hàm lượng 400 – 700 mcg / lít sữa, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu của trẻ.

-      Hàm lượng sắt chứa trong sữa mẹ ở vào khoảng 0,3 mg / lít, khá thấp, tuy nhiên lại có giá trị sinh học cao vì gắn với lactoferin đảm bảo trẻ được bú mẹ hoàn toàn sẽ không mắc bệnh thiếu máu.

-      Thêm vào đó, vitamin C, kẽm, đồng có trong sữa mẹ cũng với hàm lượng vừa đủ, đảm bảo điều hòa, giúp trẻ được bổ sung đầy đủ, không thừa, không thiếu, nhờ đó phát triển khỏe mạnh và linh hoạt hơn.

Việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ là điều cần thiết, phải đảm bảo vừa đủ, không nhiều cũng không quá ít. Cung cấp thiếu trẻ sẽ không được có đủ điều kiện để phát triển tốt nhất, còn nếu quá dư sẽ gây một số vấn đề về tế bào, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Do đó, trong 6 tháng đầu đời, các chuyên gia luôn khuyến cáo chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.

Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ

Con bú sữa mẹ để lớn khôn, vì vậy mẹ cần đảm bảo ăn đủ chất, đảm bảo khẩu phần ăn hợp lí để giúp con khỏe mạnh và lớn nhanh.
-      Thực đơn hàng ngày của mẹ phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất cơ bản: đạm, đường bột, béo, viatmin và khoáng chất và nên đa dạng các loại thực phẩm.

-      Tỷ lệ cân bằng hoàn hảo giữa các nhóm chất đạm, đường bột và chất béo lần lượt là 12% – 15% : 20% – 25% : 60% – 65%.

-      Thịt, trứng, sữa, cá là những thực phẩm chứa nhiều sắt và vitamin A; hải sản là nguồn kẽm dồi dào cho các mẹ.

-      Thường xuyên dùng trái cây để bổ sung vitamin C; uống thêm sữa, ăn nhiều rau xanh.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh, lanh lợi và vì vậy trước hết mẹ cần có một chế độ ăn uống hợp lí, đầy đủ dưỡng chất để sữa mẹ thực sự là nguồn dinh dưỡng an toàn, mát lành cho con.

Ngoài ra bạn có thẻ bổ sung sữa Enfamil a 2 cho trẻ từ 6 đến 12 tháng để giúp bé phát triển tòn diện hơn nữa nhé.


Mỹ Liên

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trước khi đến trường

Sức khỏe và tinh thần của trẻ sẽ có những bước phát triển vượt bậc nhanh chóng trong giai đoạn từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt là sự phát triển trí não. Do đó, các mẹ cần cần cung cấp 1 chế độ dinh dưỡng cho trẻ thích hợp nhất trong thời gian này để giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trước khi đến trường

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng, sự phát triển trí não của trẻ 3 tuổi gần bằng so với người bình thường và sẽ dần hoàn chỉnh đến tuổi lên 6. Song song đó là sự biến đổi rõ rệt về mặt thể chất của trẻ thông qua các hoạt động. Trẻ sẽ hiếu động hơn hẳn, ưa chạy nhảy và đã có thể học nhận biết nhiều điều xung quanh qua tranh vẽ, chữ, con số, màu sắc cơ bản. Trẻ cũng đã biết dùng ngôn ngữ, cử chỉ để biểu đạt ý muốn bản thân như hát, múa, kể lại những câu chuyện đã nghe hoặc mô phỏng động tác người lớn mà trẻ quan sát được.


Có thể nói đây là giai đoạn nền tảng quan trọng đòi hỏi các bậc phụ huynh theo dõi sát sao và thiết lập chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý. Có hơn 60 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi này bao gồm 6 loại: protein, chất béo, đường, vitamin, khoáng chất và nước. Trong đó, chất béo, đường và vitamin là ba khoáng chất quan trọng nhất.


Trẻ trong giai đoạn từ 3 tuổi trở lên rất cần được cung cấp đầy đủ protein và các vi chất thiết yếu để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về cả thể chất và trí tuệ. Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da và niêm mạc, tăng cường đề kháng của cơ thể và chống các bệnh viêm nhiễm khuẩn. Vitamin C tăng cường hấp thu sắt cho trẻ. Vitamin D giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương răng vững chắc.


Bênh cạnh đó mẹ lưu ý không quên giúp trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bằng sữa công thức dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Sản phẩm sữa Enfagrow A+ 4 pha sẵn, dạng nước là một nguồn bổ sung dinh dưỡng tiện lợi. Mẹ có thể nhờ cô giáo cho trẻ uống sữa Enfagrow A+ 4 sau khi trẻ tập thể dục buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trước khi đến trường 1

Trẻ ở giai đoạn 3 tuổi trở lên cần một chế độ dinh dưỡng thích hợp

Ngoài việc thiết lập những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất dành cho trẻ, sữa là nguồn dinh dưỡng bổ sung không thể thiếu. Ở độ tuổi mẫu giáo, sữa rất tốt cho trẻ vì nó bổ sung nhiều canxi và các vitamin có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Hơn nữa với sữa , trẻ có thể uống được lâu dài, không gây ngán và dễ sử dụng. Mỗi khi trẻ đến trường, bạn chỉ cần mang theo cho con 1-2 hộp sữa tươi là đã có thể yên tâm bé có một ngày đủ năng lượng và dưỡng chất để thỏa thích chơi đùa học tập ở trường cùng các bạn.


Mỹ Liên

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Nước tăng lực uống nhiều sẽ làm cho sức khỏe của trẻ càng giảm sút

Gần như hầu hết mọi người vẫn cho rằng nước tăng lực có thể giúp phục hồi thể lực, sảng khoái, tăng cường sức khỏe cho người sử dụng; còn nếu không có tác dụng như mong muốn từ quảng cáo thì ít ra nó cũng hoàn toàn vô hại. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc lạm dụng nước uống tăng lực sẽ gây nguy hại không ngờ tới cho sức khỏe và sự phát triển hệ thần kinh của chúng ta, nhất là đối với các trẻ nhỏ.


Uống nhiều nước tăng lực sẽ làm cho sức khỏe của trẻ ngày càng giảm sút
Uống nhiều nước tăng lực sẽ làm cho sức khỏe của trẻ ngày càng giảm sút

Đối với những người chơi thể dục thể thao, đặc biệt là các môn vận động với cường độ cao, tốn nhiều thể lực như : tennis, cầu lông... uống nước tăng lực để bù nước và bù chất điện giải thì hoàn toàn sai lầm. Loại nước này không có tác dụng bù nước hay chất điện giải mà gây hại cho cơ thể. Càng uống nhiều nước tăng lực thì càng thấy khát, thiếu nước và chất điện giải. Thiếu nước và chất điện giải gây rối loạn phân bố nước và chất điện giải trong cơ thể sẽ làm giảm hiệu quả luyện tập, tăng nguy cơ chấn thương. Vì thế, tốt nhất là không lạm dụng loại nước này. Mọi người có thể uống nước tăng lực nhưng vẫn phải bổ sung nước lọc để thay thế.

Nước tăng lực càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn

Mới đây, Hiệp hội Tim mạch châu Âu đưa ra thông tin, lạm dụng nước tăng lực sẽ gây ảnh hưởng tim mạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, caffeine là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nhịp tim nhanh, run sợ, lo lắng và đau đầu. Ngoài ra, người dùng còn có thể gặp những phản ứng hiếm như tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân, loạn nhịp tim và đau tim.

 Mọi người làm việc nhiều, người uể oải… thường nghĩ uống loại nước này sẽ cảm thấy khỏe hơn. Thậm chí một số người chơi thể thao, tenis cũng thích uống nước này vì nghĩ chúng giúp tăng lực, có nhiều sức hơn khi chơi thể thao. Tuy nhiên, việc lạm dụng nước tăng lực sẽ gây hại cho sức khỏe của chúng ta, thậm chí “giảm lực” khiến cơ thể mệt mỏi hơn.

Giải thích rõ hơn vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Hữu Đức cho hay, trong nước tăng lực chứa thành phần chính là đường nên khi uống nước tăng lực chúng ta thường cảm thấy ngọt. Ngoài ra, nó còn chứa chất caffeine, adenosine – trong cơ thể cũng có chất này giúp cho chuyển hóa năng lượng, inositol, taurine, hương liệu tổng hợp và thậm chí có chất bảo quản…

Chất caffeine có trong nước tăng lực là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp ta cảm thấy tỉnh táo, hưng phấn hơn. Tuy nhiên đó chỉ là những tác dụng tạm thời. Trái lại, nếu quá nhiều caffeine sẽ ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp. Việc lạm dụng nước tăng lực sẽ dẫn tới tình trạng chán ăn vì nước tăng lực chứa hàm lượng đường cao hơn các loại nước ngọt khác, tạo năng lượng rỗng cho người dùng, khiến cơ thể cảm giác no hơi, không muốn ăn sau khi uống.

Những người có nguy cơ béo phì khi uống nước tăng lực sẽ đẩy nhanh quá trình gây béo phì. Người bị tiền đái tháo đường sẽ nhanh chóng chuyển thành bệnh đái tháo đường do hàm lượng đường trong nước tăng lực nhiều tích tụ. Bên cạnh đó, trong nước tăng lực có các loại vitamin giúp cơ thể chống mệt mỏi, hỗ trợ chuyển hóa tốt lượng đường và caffeine góp phần làm tỉnh táo. Nhưng các vitamin cũng chỉ được dùng trong giới hạn cho phép, thừa cũng gây gánh nặng cho cơ thể.

“Đặc biệt, với nhiều người không dung nạp chất caffeine nếu dùng có thể bị mất ngủ hoặc tim đập nhanh gây khó chịu hoặc tăng dịch vị dạ dày làm cho dạ dày hoạt động kém đi, một vài trường hợp thấy người khó chịu. Bởi vậy khi uống nước tăng lực nếu bạn cảm thấy khó chịu thì không nên uống tiếp. Hơn nữa, nếu nước tăng lực có adenosine có thể gây tác dụng phụ có hại như loạn nhịp tim, đánh trống ngực, khó thở, tức ngực. Do đó, trẻ em, người già, người đang bị bệnh hay mới khỏi bệnh, phụ nữ mang thai… càng phải thận trọng khi sử dụng”, PGS.TS Nguyễn Hữu Đức cho hay.

Trẻ uống nhiều sẽ dễ chán ăn

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, không ít cha mẹ lầm tưởng rằng nước tăng lực tốt nên có thói quen cho trẻ sử dụng nước tăng lực thay cho nước lọc. Thực chất đây là việc làm có hại cho trẻ. Nước uống tăng lực không cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, không đủ năng lượng tạo khối cơ, canxi chắc xương cho trẻ. Khi trẻ uống sẽ có tình trạng chán ăn vì lúc nào cũng cảm thấy no, không muốn ăn. Lâu ngày, sẽ khiến cho cơ thể mắc các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, chỉ muốn uống nước tăng lực trừ bữa… Nếu cha mẹ lại không quan tâm đến chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ uống quá nhiều nước tăng lực sẽ khiến trẻ có thể bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Ths.BS Khoa học – Kế hoạch Dinh dưỡng Nguyễn Trọng An cho hay, nước tăng lực không phải là thực phẩm bổ dưỡng vì nó không cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Thị trường có nhiều loại nước tăng lực, mỗi loại thường cho những chất khác nhau. Chẳng hạn, loại nước tăng lực cho người lái xe thì thường có chứa chất gây nghiện; dành cho tuổi xế chiều thì thường chứa chất kích dục, tăng hormon; dành cho người luyện tập thể thao thì có chất giống như chất kích thích doping… những chất này đều gây hại cho cơ thể trẻ.

Hệ thần kinh chúng ta bị tác động nhiều bởi nước tăng lực
Hệ thần kinh chúng ta bị tác động nhiều bởi nước tăng lực

Khi trẻ sử dụng nhiều nước tăng lực sẽ rất nguy hiểm tới sự phát triển hệ thần kinh, hormone. Vì hệ thần kinh, hormone của trẻ con chưa hoàn thiện. Tốt nhất cha mẹ hãy giảm thiểu và không nên cho trẻ dùng vì đã có nhiều nghiên cứu cho thấy nước tăng lực gây rối loạn, lệch lạc cả sự phát triển thể chất và giới tính. Việc lạm dụng nước uống tăng lực sẽ gây kích thích lên các noron thần kinh của trẻ, khiến cho trẻ dễ bị hoang tưởng, ảo giác, nổi cáu, không kiểm soát được hành động của bản thân.

Các chuyên gia khuyến cáo, việc lạm dụng nước tăng lực càng nguy hại với người mắc bệnh mạn tính như: Tim mạch, tiểu đường, hen suyễn… vì chúng khiến cho nhịp tim đập nhanh hơn mức bình thường. Bởi chất caffeine có thể kích thích hệ thần kinh thực vật khiến tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, chuyển hóa, rối loạn hô hấp, lên cơn hen suyễn.

Nếu nước tăng lực là đồ uống khoái khẩu của bạn thì hãy lựa chọn loại không có caffeine và lượng đường thấp để ngăn sự mất nước. Khi mua nên xem kỹ nhãn mác để biết hàm lượng caffeine. Còn nếu những người có tiền sử bệnh tim mạch thì khi sử dụng bất cứ loại nước tăng lực nào cũng nên tham khảo bác sĩ.

Nguồn tham khảo : Internet