Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Trẻ dưới 1 tuổi có ăn được muối hay nước mắm không ?

Trong việc chế biến đồ ăn cho trẻ có nên thêm muối hoặc nước mắm hay mì chính không luôn là vấn đề tranh cãi kịch liệt giữa các mẹ, giữa các mẹ với người thân trong gia đình, đôi khi gay gắt đến độ trở thành xung đột trong các gia đình. Một số người khi chế biến thức ăn cho con thường cố nêm nếm thêm chút muối hoặc nước mắm nhằm mục đích tăng hương vị cho món ăn và giúp bé ngon miệng hơn. Số khác lại kịch liệt phản đối việc cho trẻ chưa được 1 tuổi ăn muối.


Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cho muối vào thức ăn là không nên
Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cho muối vào thức ăn là không nên

Cơ thể con người cần phải có muối để hoạt động và muối là chất mà cơ thể không tự tái sản xuất. Vì vậy, việc nêm muối hoặc nước mắm vào khẩu phần ăn hàng ngày là điều cần thiết. Tuy nhiên, theo các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em thì lại khuyên các bà mẹ không nên cho con ăn muối. Vì sao lại có sự nghịch lý như vậy ?

Muối luôn hiện diện và “ẩn” trong các loại thực phẩm trẻ ăn hàng ngày
Cho muối vào thức ăn của trẻ ăn dặm không chỉ nguy hại mà còn là không cần thiết. Muối có tác dụng tạo vị ngon cho món ăn, bảo quản thức ăn được lâu và một số loại thực phẩm khi chế biến lại không thể thiếu muối. Do đó, khi sản xuất, các hãng thực phẩm cũng đã cho rất nhiều muối vào sản phẩm của mình. Có thể kể đến một số loại thực phẩm chế biến sẵn như: pho mát, xúc xích, bánh mì, bột ngũ cốc, sốt salat, hải sản đông lạnh, bơ, bột ca cao, đậu phụ, snack, bánh qui…

Trẻ sơ sinh đến 1 tuồi chỉ cần 1 gram muối cho mỗi ngày
Trẻ sơ sinh đến 1 tuồi chỉ cần 1 gram muối cho mỗi ngày

Lượng muối trẻ sơ sinh cần là vô cùng nhỏ (không nhiều hơn 1gram một ngày cho đến 12 tháng tuổi). Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Do đó, với trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi, khi sữa vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu, lượng muối trẻ nhận được mỗi ngày qua sữa là hoàn toàn đủ cho hoạt động của cơ thể.

Trẻ sơ sinh ăn muối sẽ gây nguy hại đến thận và tim mạch, não bộ.
Khi mẹ bắt đầu cho con ăn dặm, thường là vào thời điểm 6 tháng tuổi, thận của trẻ vẫn chưa hoàn thiện để tiêu hóa lượng muối ăn vào. Mặt khác, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc trẻ ăn quá nhiều muối sẽ càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, não và cao huyết áp sau này.

Ta có thể hiểu như sau: Khi trẻ ăn, cơ thể sẽ tiếp nhận những chất dinh dưỡng cần thiết. Chất thải và các chất không tiêu sẽ được truyền vào máu. Lúc này, thận sẽ có nhiệm vụ lọc. Cơ thể trẻ là một bộ máy còn non nớt và thận lại là một trong những bộ phận mỏng manh nhất. Khi bị làm việc quá tải, thận sẽ rất dễ không lọc hết được lượng muối trẻ tiếp nhận vào. Từ đó, muối đọng lại trong máu tích tụ lâu dần sẽ gây tổn hại cơ thể và não bộ.

Liệu bé có thể chịu đựng được thức ăn nhạt “vô vị” không ?
Mẹ nếm thử thức ăn của bé sẽ cảm thấy “vô vị” bởi vị giác của người lớn chúng ta đã quá quen với việc phải có muối. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, vị giác của các con chỉ như “tờ giấy trắng” không hề biết rằng thức ăn sẽ “có thể” ngon hơn nếu có muối. Từ đó, khó có khả năng trẻ đòi ăn muối nếu chính người lớn chúng ta không tạo thói quen ăn muối cho trẻ.

Mặt khác, thức ăn “không muối” không có nghĩa là chúng “không hương vị”. Các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các gia vị tự nhiên khác để thay thế muối cho con như : vani, tỏi, gừng, quế, bạc hà, hạt tiêu, hành, hẹ… Chỉ một lưu ý nhỏ: mẹ hãy chú ý quan sát phản ứng cơ thể con mỗi khi cho bé làm quen với một loại gia vị mới nhé và nên nhớ liều lượng phải thích hợp với cơ thể mỏng manh bé nhỏ của bé và phải nên tìm hiểu kỹ là loại gia vị tự nhiên đó có tốt cho bé không nhé !


Nguồn tham khảo : Internet

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Cách nấu cháo dành cho trẻ ở độ tuổi từ 6 - 12 tháng tuổi

Đối với một số mẹ, việc chuẩn bị cho bé bắt đầu ăn dặm một khẩu phần cháo đầy đủ dinh dưỡng và ngon miệng thì là cả một vấn đề đòi hỏi nhiều công sức chứ không phải chỉ đơn giản bỏ bột, cho thịt xay vào canh lửa thế là xong. Để một bát cháo được đảm bảo đầy đủ về dinh dưỡng và được bé yêu thích thì mẹ cần đầu tư công sức, tìm hiểu xem bé thích ăn gì và chỉ số cân nặng, phát triển của bé như thế nào để có chế độ dinh dưỡng phù hợp. 


Một khẩu phần cháo đầy đủ dinh dưỡng đòi hỏi rất nhiều công sức
Một khẩu phần cháo đầy đủ dinh dưỡng đòi hỏi rất nhiều công sức

Bột dùng để nấu cháo cho trẻ, mẹ có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền được đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Các mẹ có thể xay gạo thành bột để nấu cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh thì mẹ có thể sấy hoặc rang. 

Nếu có điều kiện, các mẹ nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn. Bột gạo, ngũ cốc từ các nhãn hiệu uy tín sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đầy đủ dinh dưỡng và chỉ cần pha nước ấm (đối với các bột chưa rang thì cần phải nấu chính) là có thể cho bé ăn.

Một bát cháo phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo. 

- Đạm thì ngoài thịt, cá, tôm, cua, trứng (giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng) còn có thể dùng các loại đậu như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh… 

- Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.

- Chất béo thì có thể sử dụng từ dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương,…

Công thức như sau:

- 200ml nước

- 10g đạm (thịt/cá…) (khoảng 2 muỗng càfê) – xay / băm nhuyễn (nếu sử dụng trứng thì ½ lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút)

- 10g rau/củ (khoảng 2 muỗng càfê) – xay / băm nhuyễn

- 5g dầu ăn (khoảng 1 muỗng càfê)

- ½ muỗng càfê nước mắm (cần phải nêm vừa ăn đối với bé)

Cách chế biến:

+ Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không nên cho thẳng vào nước sôi).

+ Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.

+ Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp

+ Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín

Khi bé đã được 9 tháng thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm và 200ml nước để có chén bột đặc hơn. Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể tập cho bé làm quen như sau: lấy 1 nhúm giá khoảng 20g (1 nắm tay) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường.

Một bát cháo hấp dẫn sẽ khiến bé ăn mãi không thôi
Một bát cháo hấp dẫn sẽ khiến bé ăn mãi không thôi

* Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi:

- Năng lượng: 100 Kcal/kg/ngày

- Protein: 2,5 – 3g/kg/ngày

- Lipid: 3 – 4g/kg/ngày

- Glucid: 10 – 12g/kg/ngày

Trẻ ở tuổi này bắt đầu có những thay đổi như mọc răng, bò hay bị các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa … nên trẻ có những giai đoạn biếng ăn tâm lý do đó phải kiên trì và biết cách chế biến thức ăn cho hợp khẩu vị của trẻ và tập một thói quen ăn uống tốt.

Ngoài thức ăn là bột đặc hay cháo đặc, có đủ 4 nhóm thức ăn trên, 2 – 3 chén/ngày, kèm thêm 6 – 8 lần bú mẹ hay sữa nhân tạo.

Ngoài ra, trẻ cần được cho ăn thêm trái cây: chuối, đu đủ, … nhưng chú ý không ăn quá nhiều và nên ăn sau khi bú hoặc sau khi ăn bột/cháo.

Cần lưu ý: Khi thay đổi chế độ ăn từ lỏng sang đặc hoặc cho trẻ ăn thức ăn mới, luôn phải tập dần cho trẻ làm quen, số lượng cũng phải tăng dần từ ít đến nhiều.


Nguồn tham khảo : Internet

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Thế nào là bữa ăn trưa đúng chuẩn cho bé yêu của bạn

Các nhà nghiên cứu cho rằng đại đa số các khầu phần ăn trưa của bé đều thiếu các chất dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho cơ thể. Học sinh thời nay thường và ở lại trường cả ngày. Điều này có thể do cha mẹ cho con trẻ tự lựa chọn đồ ăn hoặc do thiếu kiến thức dinh dưỡng, thiếu thời gian nên việc chuẩn bị nhiều thức ăn nhanh, hợp với sở thích của trẻ nhưng lại hoàn toàn không tốt cho trẻ. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là một bữa trưa như thế nào được coi là đủ chất và những loại thực phẩm nào không nên có trong bữa ăn trưa của trẻ ?


Bữa ăn trưa cần phải đủ chất dinh dưỡng đối với bé
Bữa ăn trưa cần phải đủ chất dinh dưỡng đối với bé

Hoàn toàn không có một công thức chuẩn nào áp đặt cho bữa ăn nhưng theo chỉ dẫn của các cơ quan nghiên cứu thực phẩm thì một bữa ăn được coi là đảm bảo dinh dưỡng, đúng chuẩn gồm có:

1. Thịt, cá hoặc sữa chứa protein (12%)

2. Ngũ cốc, bánh mỳ, cơm…có chứa tinh bột (khoảng 33%)

3. Có ít nhất một loại hoa quả, rau xanh hoặc salad trộn (33%)

4. Nước hoặc sữa, nước trái cây, sữa chua hoặc sinh tố hoa quả (15%)

Những thực phẩm cần tránh:

- Đồ ngọt như kẹo, ô mai, chocolate..

- Đồ ăn nhanh cứng và giòn như bim bim, đậu phộng chiên…với hàm lượng muối, đường và chất béo cao.

- Đồ uống chứa đường và có ga.

- Thực phẩm chiên, rán, tẩm, ướp với mỡ, dầu quá lâu hoặc quá nhiều.

- Tóm lại, những thực phẩm cần tránh hầu hết là đồ ăn thức uống có nhiều đường, nhiều mỡ nhiều chất béo.

Trong xu thế hiện nay, nếu những đứa trẻ thường xuyên ăn những đồ ăn như vậy cộng thêm với việc lười vận động chắc chắn chúng sẽ biến thành những đứa bé béo phì với nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn cao và khó tránh khỏi tiểu đường, máu nhiễm mỡ, gút, các bệnh tim mạch, thể lực yếu…

Cơ thể không khỏe mạnh thì trí não chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các bậc phụ huynh nên hạn chế tối đa có thể các thực phẩm cần tránh đã nêu ở trên và chỉ giới hạn tới mức cao nhất lượng đường, muối và chất béo như sau:

- Đường: < 5g/100g thực phẩm

- Chất béo: < 3g/100g thực phẩm

- Muối: < 1.5g/100g thực phẩm

Tổng đường, muối chất béo không quá 8%

Với việc làm này, các bố mẹ và ngay cả bé cũng cần phải lưu tâm điều chỉnh khẩu phần ăn của mình và gia đình sao cho hợp lý.

Một số menu bữa trưa tham khảo dành cho trẻ như sau:

Menu 1:
- 1 củ khoai luộc

- 1 quả trứng luộc

- 1 quả cam hoặc quýt

- 1 chén salad nhiều rau

Menu 2:
- 2 lát bánh mỳ

- 1 quả trứng ốp la

- 1 chén salad nhiều rau

- 1 quả táo hoặc chuối

- 1 hộp sữa chua

- 1 chai nước nhỏ

Menu 3:
- 1 chén cơm

- 1 chén thịt kho

- 1 chén rau luộc

- 3 miếng dưa hấu

Menu 4:
- 1 chén cơm nhỏ

- 1 chén rau xào thịt

- 1 chén lạc rang

- 1 cốc nước hoa quả ép



Nguồn tham khảo : Internet

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Bí quyết chuẩn bị bữa ăn sáng chuẩn cho bé yêu

Để cho bữa ăn sáng của trẻ được đầy đủ dinh dưỡng thì các mẹ cần phải đảm bảo cung cấp cho trẻ đủ 4 nhóm dưỡng chất như sau : chất đạm; chất béo; bột đường; vitamin và khoáng chất. Với 4 nhóm dưỡng chất này, các mẹ có thể bổ sung cho trẻ từ nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Dưới đây là một vài gợi ý về các nguồn thực phẩm có chứa các nhóm dinh dưỡng cần thiết mà các mẹ cần biết để bổ sung cho trẻ :

1. Nhóm thực phẩm cá, thịt, các loại hạt : 

Protein và chất sắt, dưỡng chất DHA có trong các loại thực phẩm như cá, thịt, trứng và các loại hạt. Vai trò tạo hình cơ bắp của protein đặc biệt quan trọng. Đặc biệt chất sắt là thành phần vô cùng quan trọng của huyết sắc tố. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và ảnh hưởng không tốt đến trí nhớ của trẻ. Dưỡng chất DHA thì là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển trí thông minh của bé.

Thực phẩm cá thịt các loại hạt rất tốt cho trẻ
Thực phẩm cá, thịt, các loại hạt rất tốt cho trẻ

2. Sữa tươi :

Đây là nguồn dưỡng chất khá phong phú vì chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như protein, chất béo, sắt, kẽm, magiê, canxi, vitamin,… Do đó, các mẹ nên lựa chọn những sản phẩm làm từ sữa tươi để trẻ dùng kèm trong bữa ăn. 

3. Thức ăn tinh bột : 

Có nhiều trong cơm, cháo, khoai tây, khoai lang, mì… Nhóm thức ăn này có chứa các tinh bột tạo nên chất bột đường cần thiết để chuyển hóa thành năng lượng cho các hoạt động của trẻ. 

4. Trái cây và rau xanh :

Trái cây và rau xanh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp cho cơ thể vitamin và chất xơ. Do đó các mẹ nên cho trẻ dùng thêm trong các bữa ăn. 

Trái cây và rau xanh cung cấp chất xơ rất quan trọng cho trẻ
Trái cây và rau xanh cung cấp chất xơ rất quan trọng cho trẻ

Thực đơn tham khảo cho bữa sáng chuẩn :

Mỗi ngày, lượng calories trung bình mà trẻ cần được “nạp” được tính theo công thức: 1.000kcal + 100 x số tuổi. 

Ví dụ, khi lên 4 tuổi trẻ cần 1.400 kcal/ngày, đến 10 tuổi thì lượng calories tăng lên đến 2.000 kcal/ngày. Vì vậy, theo các nghiên cứu dinh dưỡng thì thực đơn tham khảo bữa sáng chuẩn dành cho các mẹ như sau : 

 - Món chính: phở, hủ tiếu, bún, hoặc miến (400-500 kcal), hoặc có thể thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng bánh mì (khoảng 400kcal), hay các món xôi, bánh mặn.. (khoảng 500kcal). 

- Món dùng kèm: 1 hộp thức uống dinh dưỡng (khoảng 200ml) để đảm bảo nguồn dưỡng chất cho nhu cầu phát triển cơ thể của trẻ.

- Món tráng miệng : trái cây hoặc chè tùy theo sở thích của bé, cần thay đổi thường xuyên để bé không bị ngán và đầy đủ dinh dưỡng.


 Với một bữa sáng “chuẩn” đầy đủ dinh dưỡng, trẻ sẽ được cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động vui chơi, khám phá của mình, đồng thời vẫn đảm bảo trẻ phát triển toàn diện !


Nguồn tham khảo : Internet

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Thực đơn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ vào mùa hè

Đối với trẻ thì thời tiết mùa hè nóng nực ảnh hưởng rất lớn đến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Vì trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, cổ họng khô rát .. chắc chắn bé sẽ rất lười ăn. Cho nên các mẹ cần phải đặc biệt quan tâm thiết kê một thực đơn dinh dưỡng dành cho những ngày hè oi ả để bé được ăn ngon miệng và cười nói bi bô suốt cả mùa hè nhé. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích để các mẹ cần tham khảo để chăm sóc bé yêu tốt hơn.

Trung bình mỗi trẻ cần bổ sung từ 50 – 60 dưỡng chất khác nhau để đáp ứng được nhu cầu phát triển. Số lượng dưỡng chất này cần phân bổ đầy đủ cho 5 nhóm dưỡng chất là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. 
 
Mỗi trẻ cần bổ sung từ 50 – 60 dưỡng chất khác nhau để đáp ứng được nhu cầu phát triển
Mỗi trẻ cần bổ sung từ 50 – 60 dưỡng chất khác nhau để đáp ứng được nhu cầu phát triển

Và để trẻ có thể tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các dưỡng chất trên, mỗi ngày các mẹ cần bổ sung thêm 1-2 cốc sữa chua và cho trẻ uống thêm 400- 500ml sữa tươi, sữa bột tùy loại miễn sao phải phù hợp với thể chất của bé .

Nhóm thực phẩm giúp bé hạn chế mồ hôi trộm
Ở bé hệ thần kinh thực vật chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, vì vậy bé rất hay bị ra mồ hôi (chúng ta thường gọi là mồ hôi trộm), nhất là khi ngủ và đặc biệt vào mùa hè khí trời oi bức tình trạng này càng dễ xảy ra hơn nữa.

Vì vậy, bé rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Nghiêm trọng hơn, bé ra mồ hôi trộm sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể bé yếu đi, người mệt hơn, cơ thể sẽ bị suy kiệt, gây ra một số bệnh không tốt cho bé. Để trị mồ hôi trộm cho bé, các mẹ có thể nấu cho con các món ăn như: cháo trai, cháo sò – hến, canh cá quả, canh rau ngót, chè đậu xanh, đậu đen…

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý giữ cơ thể trẻ thoáng mát, hạn chế các thức ăn sinh nhiệt (mỡ, mít, sầu riêng, xoài…), bổ sung các chất mát (rau tươi, trái cây; rau má, rau mồng tơi…) trong nhiều ngày.

Nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng  cho bé

Mùa hè trẻ dễ mắc một số bệnh như cúm, sốt, tiêu chảy, sởi.. Vì vậy các mẹ nên bổ sung thực phẩm làm tăng sức đề kháng ở trẻ. Để tăng sự trao đổi chất và sức đề kháng, trẻ cần được ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và vitamin. Đặc biệt là kẽm, sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, ngon miệng. Cùng với đó là lysine có trong thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa giúp trẻ phát triển cơ xương, tăng khả năng hấp thu can-xi.

Vitamin C có nhiều trong những thực phẩm mùa hè như: rau đay, rau muống, quả bưởi, quả nhãn, chanh, dứa… đóng góp vai trò rất lớn đối với quá trình bảo vệ cơ thể, đối với hoạt động của hệ thống miễn dịch của trẻ. Không những thế vitamin C còn giúp làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể trẻ khỏi chứng cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

Để bổ sung lại lượng vitamin bị mất ba mẹ có thể lựa chọn các loại trái cây tươi ngon như dứa, cam, dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ… Không chỉ bù đắp lượng vitamin đã mất, trái cây còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, miễn dịch đối với các căn bệnh mùa hè nguy hiểm.
  
Những thực phẩm bù nước cho bé

Trẻ em thường rất hiếu động. Việc nghịch ngợm, nô đùa khiến cho cơ thể bé mất đi một lượng nước đáng kể qua mồ hôi, đặc biệt là trong mùa hè. Không những thế, hầu hết các bé đều mải chơi và lười uống nước, vì vậy mẹ cần lưu ý đến điều này để bổ sung những thực phẩm giữ nước vào thực đơn của bé.

Những thực phẩm giữ nước, có tính mát và nhiều vitamin C như: nước ép cam, cà chua, kiwi, bưởi… mẹ đừng bỏ qua. Ngoài ra, để bé không bị khô da và thiếu nước, tránh được táo bón, mẹ cũng cần bổ sung vitamin A từ các loại rau, củ, quả: đu đủ, khoai lang, bí đỏ…

Các thực phẩm bù nước giúp bé tránh bị táo bón và khô da
Các thực phẩm bù nước giúp bé tránh bị táo bón và khô da

Vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt chú ý tới lượng nước mà trẻ uống mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung nước từ các nguồn dinh dưỡng như sữa tươi, sữa đậu nành, sinh tố, nước ép trái cây. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên cho trẻ uống nước lạnh hay thêm nhiều đá khiến trẻ dễ bị viêm họng.

Thực phẩm kích thích bé ngon miệng

Những món canh mát và nhiều vitamin như mồng tơi, rau rền… có tác dụng kích thích cảm giác ngon miệng của bé. Ngoài ra, kẽm cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng của bé. Một số thực phẩm mùa hè có chứa kẽm mẹ nên bổ sung cho con như: đậu nành, sò, tôm, cua, bột mì…
  
Một số lưu ý trong thực đơn của bé vào hè
  • Không nên cho trẻ ăn những món quá mặn vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ bài tiết của trẻ như  thận, trẻ sẽ nhanh khát nước.
  • Không cho trẻ ăn những món chứa nhiều loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Không cho bé ăn nhiều kem lạnh vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến mắc những bệnh về đường hô hấp.
  • Những thực phẩm và đồ uống như trà, cà phê không nên cho trẻ sử dụng.
  • Không để thức ăn của bé ngoài môi trường quá 2 giờ đồng hồ, bởi trong không khí oi bức mùa hè thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, nguy hiểm cho sức khỏe của bé.


Nguồn tham khảo : Internet

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Trẻ bú mẹ sẽ giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim mạch khi trưởng thành

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học thì những người được bú sữa mẹ trong thời gian từ 3 tới 12 tháng thì sẽ ít có nguy cơ bị bệnh tim mạch hơn khi trưởng thành so với người bú sữa ngoài. Vì bú sữa mẹ có hiệu quả tương đương hoặc thậm chí lớn hơn so với việc sử dụng thuốc hạ mức CRP trong máu ở người trưởng thành.

Trẻ bú sữa mẹ trong thời gian từ 3 tới 12 tháng ít có nguy cơ bị bệnh tim mạch
Trẻ bú sữa mẹ trong thời gian từ 3 tới 12 tháng ít có nguy cơ bị bệnh tim mạch

Các nhà khoa học đã tiến hành thực hiện nghiên cứu trên 7.000 người trong độ tuổi 24-32 từ mọi thành phần xã hội, sắc tộc, trình độ học vấn. Nghiên cứu cũng so sánh giữa những anh chị em ruột với nhau để loại bỏ tác động của môi trường sống tới kết quả.

Kết quả sau khi khảo sát thật đáng ngạc nhiên là các nhà khoa học đã phát hiện tương quan chặt chẽ giữa thời gian trẻ bú sữa mẹ với nồng độ CRP, một loại protein do gan sản sinh và được bài tiết vào máu. Nồng độ cao CRP là dấu hiệu đặc trưng trong mẫu máu của những người bị tình trạng viêm nhiễm. Viêm mãn tính từ lâu được cho là có liên quan tới bệnh tim, song nguyên nhân của hội chứng còn ít được biết đến này vẫn chưa rõ ràng.

Trong báo cáo công bố trên tập san Proceedings of the Royal Society B, các chuyên gia từ ĐH Northwestern, tác giả của công trình này cho biết, những người bú sữa mẹ trong khoảng từ 3 tới 12 tháng đầu đời có nồng độ CRP thấp hơn 20-30% so với người chỉ được nuôi bằng sữa ngoài.

"Kết quả này gợi ý rằng cho con bú sữa mẹ có thể giúp loại trừ một trong những nhân tố nguy cơ lớn dẫn tới bệnh tim khi trưởng thành", Alan Guttmacher, Giám đốc Viện Sức khoẻ trẻ em và phát triển con người Eunice Kennedy Shriver (Mỹ) nhận định.

GS. Molly Metzger, thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho biết: “Thử nghiệm lâm sàng so sánh các tác động lâu dài của việc trẻ bú mẹ với việc sử dụng liệu pháp statin, chúng tôi phát hiện việc cho con bú phát huy tác dụng cao thậm chí cao hơn việc dùng thuốc”.

Các nhà nghiên cứu cũng cho hay, trẻ được bú sữa mẹ trong 3 tháng trở lên có nguy cơ thấp hơn nhiều của tình trạng viêm mãn tính có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và các bệnh chuyển hóa khác. Bú sữa mẹ làm giảm lượng protein phản ứng C (CRP) trong máu có liên quan đến động mạch bị tắc và tổn thương mạch máu.

Ngoài ra, các nhà khoa học đồng thời chứng minh rằng sinh ra nhẹ cân cũng khiến rủi ro bệnh tim gia tăng. Theo đó, cứ thêm 1 pound (0,454 kg) lúc mới sinh, nồng độ CRP trong máu hạ xuống 5%.

Tổ chức Y tế thế giới đã mô tả rằng nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách hiệu quả nhất để hạ thấp tỷ lệ tử vong và đảm bảo sức khỏe cho trẻ em. Tổ chức này khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên vừa để đảm bảo trẻ được hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá từ mẹ để phát triển toàn diện và phòng ngừa được thêm nhiều bệnh tật khác. Tuy vậy, thống kê cho thấy khuyến nghị này chỉ được thực hiện trên khoảng 40% trẻ em trên toàn cầu.


Nguồn tham khảo : Internet

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 hay chỉ riêng con bạn thật sự cứng đầu, khó bảo ?

Có một số bố mẹ khi gặp tình huống trẻ con cứng đầu, bướng bỉnh khó bảo thường la mắng "mày giống ai mà cứng đầu, lý lượm thế.. quăng ra thùng rác bây giờ, có nín không thì bảo ?". Đó chỉ là những phút không thể kiềm chế vì quá bực tức thuờng gặp trước tính nết khó bảo của con, nhất là khi con còn nhỏ, chưa thể phân tích cho con hiểu và điều chỉnh những sai trái của chúng. Sự bướng bỉnh này không phải là do con bạn trái tính , trái nết hay "giống như một ai đó" mà đây là một đặc điểm khá phổ biến ở trẻ em. Bạn hãy yên tâm vì đây là giai đoạn mà gần như bé nào cũng phải trải qua còn được gọi là giai đoạn “khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3”.

 

>> Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (Phần 1)
>> Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (Phần 2)

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3
Thuờng khi trẻ ở độ tuổi 3 tuổi, các bé đã dần tích lũy được một số kinh nghiệm sinh hoạt thường nhật nên muốn hành động một cách độc lập theo ý của mình, chứ không thích phụ thuộc vào bố mẹ hoặc bị người lớn điều khiển, ra lệnh. Từ đó xuất hiện mâu thuẫn giữa người lớn và trẻ em, vì người lớn vẫn cho rằng bé phải hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn.

Bé bắt đầu có những phản ứng chống đối trước những yêu cầu từ bố mẹ mình, cụ thể làm luôn làm ngược lại. Tuy nhiên bố mẹ hãy lưu ý rằng, đây là một mâu thuẫn tích cực thể hiện sự tiến bộ của bé, chứ không phải bé là một đứa bé hư không biết nghe lời khiến bố mẹ lo lắng. Nếu cha mẹ không giữ thái độ độc đoán, nghĩa là không buộc bé phải luôn vâng lời, phải làm theo ý muốn của cha mẹ, mà tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện tính độc lập một cách hợp lý, thì trẻ sẽ không luôn luôn có thái độ bướng bỉnh, chống đối lại cha mẹ.

Bố mẹ chọn cách hành xử nào với bé ?
Nếu bé có những ý muốn chính đáng, vô hại hoặc không phiền hà đến người khác thì các bậc cha mẹ cũng nên cho phép bé được như ý thích (chẳng hạn như cho bé được mặc quần áo bé thích nếu loại trang phục do không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cho bé được ăn những món ăn hợp khẩu vị hơn là ép trẻ ăn uống bổ dưỡng theo ý của cha mẹ…) Chỉ khi nào bé có những đòi hỏi vô lý, tai hại thì bố mẹ mới tỏ thái độ kiên quyết, không chiều theo ý muốn của con (cương quyết không cho con ăn quà vặt thay cơm..)

Nếu như trước những đòi hỏi vô lý, bố mẹ đã nhẹ nhàng khuyên bảo mà bé vẫn nằng nặc ăn vạ, nằm ra sàn nhà khóc chẳng hạn, lúc này ba mẹ cần thể hiện thái độ nghiêm khắc và dứt khoát. Cần thiết bố mẹ cứ để mặc cho bé khóc, không dỗ dành hay la mắng, để bé tự kết thúc thái độ ngang bướng của mình. Bố mẹ cần khéo léo chuyển hướng sự chú ý của bé sang hướng khác, để bé bớt tập trung vào ý muốn không phù hợp của mình. Ví dụ như khi bé cứ đòi ăn bánh trước bữa cơm, bố mẹ có thể kể cho bé nghe câu chuyện về một chú thỏ con đòi ăn bánh để bé tạm lắng nghe và nhận ra đòi hỏi của mình là không đúng.

Như vậy, thái độ bướng bỉnh của trẻ em từ tuổi lên 3 là một đặc điểm tâm lý cần thiết để bé hình thành khả năng độc lập và trưởng thành hơn. Một mặt bố mẹ cần tạo điều kiện cho con được phát triển khả năng tự quyết qua việc tôn trọng những ý muốn chính đáng của bé, mặt khác bố mẹ cũng cần phải giúp bé nhận ra giới hạn của những ý muốn cá nhân bằng thái độ dứt khóat, nghiêm khắc yêu cầu trẻ từ bỏ những ý muốn vô lý của mình.

Hiểu được tâm lý của bé, bố mẹ sẽ bớt cảm thấy căng thẳng và không bị bực bội, mất kiềm chế trước những “cơn bướng bỉnh vô lý” và những trận khóc ầm ĩ của bé, mà sẽ tìm ra cách phù hợp để con yêu phát triển cá tính của mình và cùng giúp bé vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Nguồn tham khảo : Internet