Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Dinh dưỡng cho bé 6 đến 12 tháng tuổi

Để thuận tiện cho việc chăm sóc, bồi dưỡng cho bé yêu giai đoạn từ 6 - 12 tháng tuổi. Mình xin giới thiệu đến các mẹ Bảng số liệu chi tiết về phát triển chiều cao & cân nặng của bé theo từng tháng với các chỉ số tối thiểu - tối đa giúp các mẹ dễ tham khảo.


Chiều cao (cm)Cân nặng (kg)
Bé traiBé gáiBé traiBé gái
Mới sinh44.9 ~ 52.045.0 ~ 52.02.23 ~ 3.792.25 ~ 3.73
1-2 tháng51.6 ~ 60.051.2 ~ 58.43.82 ~ 6.093.69 ~ 5.63
2-3 tháng55.0 ~ 63.854.5 ~ 62.34.63 ~ 7.44.44 ~ 6.81
3-4 tháng57.8 ~ 67.057.1 ~ 65.75.31 ~ 8.365.05 ~ 7.68
4-5 tháng60.6 ~ 69.559.1 ~ 68.25.85 ~ 9.045.53 ~ 8.29
5-6 tháng62.6 ~ 71.461.0 ~ 69.95.85 ~ 9.045.90 ~ 8.80
6-7 tháng64.0 ~ 73.062.6 ~ 71.26.66 ~ 9.976.23 ~ 9.23
7-8 tháng65.1 ~ 74.363.9 ~ 72.46.91 ~ 10.266.44 ~ 9.53
8-9 tháng66.2 ~ 75.565.2 ~ 73.57.15 ~ 10.496.62 ~ 9.78
9-10 tháng67.3 ~ 76.666.3 ~ 74.67.36 ~ 10.736.78 ~ 10.0
10-11 tháng67.3 ~ 76.666.3 ~ 74.67.36 ~ 10.736.78 ~ 10.0
11-12 tháng69.5 ~ 78.968.5 ~ 77.07.73 ~ 11.187.14 ~ 10.45

Trong những tháng đầu tiên, bé chỉ bú sữa mẹ vì đó là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, thân thuộc nhất, tốt nhất đối với bé. Nhưng trong 6 tháng tiếp theo, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên bé bắt đầu ăn dặm và đến khi 1 tuổi bé đã ăn được hầu hết các thức ăn như người lớn. Sự chuyển tiếp này là một vấn đề lớn vì cả mẹ và bé cần làm quen dần với khái niệm “bữa ăn gia đình”. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần cho trẻ ăn dặm từng bước để trẻ có thời gian làm quen với thức ăn mới, và bạn cần nhớ rằng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ. Bạn nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và dùng bổ sung thêm sữa công thức phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, bố mẹ không nên sốt ruột mà cho bé ăn được nhiều ngày trong những bữa đầu. Việc tập cho bé ăn dặm cần được thực hiện một cách từ từ, với các loại thức ăn chú ý tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, thức ăn tăng dần theo từng lứa tuổi.

Trẻ từ 5 - 6 tháng :
  • Bắt đầu ăn: Nên cho trẻ ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột khoảng ½ thìa cà phê.
  • Trong tuần thứ nhất: Cho trẻ ăn với lượng 1 thìa cà phê khẩu phần ăn.
  • Các tuần tiếp theo tiếp tục cho trẻ ăn bột loãng với lượng như vậy, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng từ 1 bữa bột/ngày lên hai bữa bột/ngày, lên ba bữa bột/ngày và sau đó nấu bột đặc dần cho trẻ ăn.
Trong thời gian đầu tập ăn, chủ yếu là cho bé làm quen với thìa và tập nuốt, nguồn dinh dưỡng vẫn là sữa.

Trẻ từ 7 - 12 tháng :

Sau một thời gian tập ăn dặm, thời kỳ này trẻ đã quen với việc ăn thức ăn thô, và có thể ăn được tất cả các loại thức ăn nhưng cần được nấu, nghiền, xay nhỏ. Trong một ngày thực đơn của bé có thể dùng nhiều loại thức ăn chế biến nấu cùng bột hoặc cháo xay nhỏ chế biến thức ăn vào theo từng thực đơn.

Đến tháng thứ 8, mặc dù bé chưa có đủ răng nhưng bắt đầu có phản xạ nhai, vì vậy thức ăn nấu cho trẻ cần được nấu nhừ và còn lại chút độ thô để kích thích trẻ nhai nuốt.

Tháng thứ 9, đây là giai đoạn mẹ và bé thở phào nhẹ nhõm vì đã trải qua một thời gian tập ăn dặm của bé thật công phu. Lúc này trẻ có thể ăn được nhiều món ăn do mẹ nấu mà bé thích. Sau thời kỳ này đến 1 tuổi, trẻ có thể bắt đầu tập ăn cơm nhão, cơm nát và có thể ăn cơm cùng bố mẹ.

Các nhóm thức ăn bổ sung:
  • Nhóm cung cấp chất đạm : thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đỗ, vừng..
  • Nhóm cung cấp tinh bột : gạo, mì, khoai, ngô…
  • Nhóm cung cấp chất béo : dầu, mỡ, lạc…
  • Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng : rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mùng tơi, chuối, đu đủ, xoài ….
Số lượng bữa ăn hàng ngày:
  • Từ 5 - 6 tháng : Bú mẹ là chính + 1 - 2 bữa bột loãng và nước hoa quả.
  • Từ 7 - 9 tháng : Bú mẹ + 2 - 3 bữa bột đặc và nước hoa quả.
  • Từ 10 - 12 tháng : Bú mẹ + 3 - 4 bữa bột đặc và hoa quả.
Các món ăn cho trẻ ăn dặm theo tuổi : 3 món bột cho bé bắt đầu ăn dặm
 
1. BỘT SỮA - BÍ ĐỎ (Một chén cung cấp 166 calo)

Nguyên liệu:
  • Bột gạo 10g (2 muỗng canh gạt)
  • Sữa bột – loại sữa bé vẫn thường dùng: 12g (3 muỗng canh gạt)
  • Bí đỏ 30g (3 muỗng canh gạt)
  • Dầu 2,5g (1/2 muỗng cà phê)
  • Đường 10g (2 muỗng cà phê)
  • Nuớc 200ml (lưng 1 chén)
Bột sữa bí đỏ giúp trẻ ăn ngoan chóng lớn
Bột sữa bí đỏ giúp trẻ ăn ngoan chóng lớn

Cách làm:
  • Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn.
  • Lấy chút nước lạnh khuấy với 10g bột cho tan đều, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.
  • Cho bột ra chén, thêm 1/2 muỗng cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào.
  • Bé ăn từ 1/3 đến 1 chén mỗi ngày.
2. BỘT TRỨNG - CÀ RỐT (Một chén cung cấp 150 calo)

Nguyên liệu:
  • Bột gạo 10g (2 muỗng canh gạt)
  • Trứng gà 15g (1/2 lòng đỏ)
  • Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
  • Đường 2g (1/2 muỗng cà phê)
  • Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
  • Nước 200ml (lưng 1 chén nước)
Bột trứng cà rốt làm cho bé khoái khẩu
Bột trứng cà rốt làm cho bé khoái khẩu

Cách làm:
  • Cà rốt nấu chín tán nhuyễn
  • Trứng gà: đánh đều lòng đỏ
  • Cho 10g bột vào ít nước quậy tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng, bí đỏ, đường.
  • Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín, cho ra chén thêm vào 1 muỗng cà phê dầu trộn đều.

3. BỘT ĐẬU HŨ - BÍ XANH (Một chén cung cấp 122,5 calo)

Nguyên liệu:
  • Bột gạo 10g (2 muỗng canh gạt)
  • Tàu hũ trắng 30g (3 muỗng canh)
  • Bí xanh 30g (3 muỗng canh)
  • Đường 2g (1/2 muỗng cà phê)
  • Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
  • Nước 200ml (lưng 1 chén nước)
Bột đậu hủ bí xanh càng thêm ngon miệng với bé
Bột đậu hủ bí xanh càng thêm ngon miệng với bé

Cách làm:
  • Bí xanh nấu chín tán nhuyễn.
  • Tàu hũ trắng tán nhuyễn.
  • Hòa 10g bột gạo với chút nước, thêm vào hỗn hợp trên với phần nước còn lại, bí xanh, tàu hũ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều đến khi chín. Cho ra chén thêm vào 1 muỗng cà phê trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn.
Có thể thay thế bí xanh bằng rau dền, rau muống, rau mồng tơi...


Nguồn tham khảo : Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét